Đền Cô - Tịnh Thất Tây Thiên - Thác Bạc
Từ đền Cậu đi bộ men theo triền núi khoảng 2km nữa là đến đền Cô. Đền Cô được xây dựng từ rất lâu đời thờ Cô Bé (Cô thứ mười hai trong tínngưỡng thờ Tứ Phủ). Đềnđượctrùng tu xây dựng trên nến cũ năm 2009.
Hiện nay ngôi đềnđược thờ Tứ Phủ Thánh Cô. Nằm trong khu vực rừng cấm quốc gia nên khung cảnh ở đây tuyệt đẹp, xung quanh đền là các thực vật phong phú và không khí trong lành tạo nên một cảnh sắc thanh nhã, thoáng đãng, yên bình.
Bên cạnh đền là suối Giải Oan và một chiếc giếng cổ, rất nhiều khách hành hương từng đến đây đã thừa nhận rằng suối này rất thiêng. Nếu ai lấy nước từ suối hoặc giếng dâng lên cúng rồi uống sẽ thấy trong lòng mình thư thái, thanh thản và tịnh tâm nên đền Cô Bé thu hút được rất nhiều du khách gần xa.
Tịnh Thất Tây Thiên
Men theo một lối rẽ quanh co trong rừng, qua các khe suối nhỏ, các gốc cây bám rễ sâu vào lòng đất từ đền Cô sẽ tới Tịnh thất Tây Thiên. Cảnh vật nơi đây tinh khôi, nguyên sơ và u tịch.
Tịnh thất Tây Thiên ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ của ba sư cô trẻ ẩn tu, sau đó phát triển rộng rãi theo pháp môn Mật tông Tây Tạng của dòng truyền thừa Drukpa nhưng chỉ nhận sư nữ. Dòng truyền thừa này đã có lịch sử trên 800 năm, qua 12 đời Pháp vương với vô số hành giả, trải rộng từ Á sang Âu. Đã có nhiều vị ni sư Tây Thiên được cử đi cầu pháp, thọ học các nghi quỹ và pháp tu Mật tông ở một ni viện tại Nepal. Mọi sinh hoạt và tu tập của chư ni đều do ba vị chức sự quản lý và điều hành dưới sự lãnh đạo của một sư bà, trong đó, một vị chịu trách nhiệm về nghi lễ và đời sống ni chúng, một vị chịu trách nhiệm về giáo dục và một vị chịu trách nhiệm về ngoại giao.
Thác Bạc Tây Thiên
Ở một khúc ngoặt khác, có mạch núi đâm ngang mở ra tầm nhìn bao la. Từ trên cao nơi đỉnh sườn chon von của khối núi trước mặt, nổi bật lên trên nền xanh thẫm của rừng già là một dải lụa trắng mềm mại kéo thẳng xuống một vực sâu bên dưới. Đó là Thác Bạc Tây Thiên, một con thác cao rộng trắng xóa, ánh bạc đúng như tên gọi của nó.